top of page
Ảnh của tác giảĐinh Thị Thu Hiền

Các Yếu Tố Sinh Học Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Trẻ Em

Viết bởi Douglas Haddad


Quá trình phát triển sớm của trẻ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố - cả về sinh học lẫn môi trường. Trong đó, yếu tố sinh học đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Những yếu tố này ảnh hưởng đến trẻ theo cả hai cách - tiêu cực lẫn tích cực, đồng thời có thể ảnh hưởng đến trẻ trong suốt quá trình phát triển, nhất là trong những thời điểm quan trọng như giai đoạn trước sinh và giai đoạn mầm non.


Nghiên cứu được thực hiện bởi trường Đại học Rutgers đã chứng minh rằng các yếu tố trước sinh có ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và các yếu tố sau sinh góp phần vào sự phát triển nhận thức của trẻ. Sự phát triển vận động thô được nhiều người xem là kết quả của các yếu tố sinh học bẩm sinh đi kèm với sự góp phần của các yếu tố sau khi sinh ở mức độ thấp hơn.





Những yếu tố sinh học bao gồm các ảnh hưởng về di truyền, cấu tạo bộ não, nồng độ hormon, dinh dưỡng, và giới tính. Dưới đây là cái nhìn rõ ràng hơn về dinh dưỡng, giới tính và những ảnh hưởng của các yếu tố này trong sự phát triển của trẻ.


Dinh Dưỡng

Dinh dưỡng hợp lý là điều thiết yếu trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Trước khi sinh, chế độ ăn uống và sức khỏe của người mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ví dụ, tiêu thụ 400 micrograms (mcg) acid folic mỗi ngày trong ba tháng trước khi thụ thai và trong thời kỳ đầu khi mang thai sẽ giúp thai nhi giảm đáng kể nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh về não (như thiếu não) và cột sống (nứt đốt sống). 2


Những dị tật bẩm sinh này xuất hiện trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, do đó việc phụ nữ trong những năm sinh đẻ cần đảm bảo tiêu thị ít nhất 400 microgram acdi folic mỗi ngày là vô cùng quan trọng. Nếu chờ đến khi người phụ nữ phát hiện ra mình đã mang thai mới bổ sung thì có thể đã là quá trễ rồi.


Giới tính

Hầu hết con người sở hữu 23 cặp nhiễm sắc thể (NST) trong các tế bào (ngoại trừ các thế bào sinh sản đặc biệt được gọi là giao tử). 22 cặp NST đầu tiên là các NST thường, giống nhau ở cả bé trai và bé gái. Do đó, nam và nữ đều chia sẻ hầu hết các bộ gen giống nhau.


Cặp NST số 23 là thứ quyết định giới tính của mỗi cá thể. Các bé trai thường có một NST X và một NST Y, trong khi đó các bé gái có 2 NST X. Do đó, sự khác biệt về giới tính ở cấp độ sinh học được tìm thấy trên NST Y. Giới tính có thể ảnh hưởng đến sự phát triển theo nhiều cách. Ví dụ, các bé trai thường có xu hướng phát triển và học tập khác với bé gái và thường có mức độ sẵn sàng đến trường thấp hơn.


Cơ thể trẻ em có các cơ quan sinh sản đặc biệt và trở nên khác biệt hơn khi các hormone sinh dục được tiết ra. Điều này tạo nên sự khác biệt về mặt giới tính. Con trai thường sản xuất ra nhiều nội tiết tố androgen (hormone sinh dục nam) hơn, trong khi con gái lại sản xuất estrogen (hormone sinh dục nữ).


Các nhà khoa học cũng đã có những nghiên cứu về ảnh hưởng của lượng hormone sinh dục quá mức đối với hành vi ứng xử của trẻ. Họ thấy rằng các bé trai với nồng độ angrogen cao hơn bình thường sẽ chơi và có sự cư xử tương tự như những bé nam có mức androgen bình thường khác. Tuy nhiên, những bé gái có nồng độ androgen cao lại thường có nhiều đặc điểm mang thiên hướng nam tính hơn so với những bé gái có mức androgen bình thường.


Sự Tương Tác Giữa Các Yếu Tố Sinh Học và Môi Trường

Có một điều quan trọng chúng ta cần nhớ, đó là các yếu tố sinh học không hoạt động riêng lẻ. Ví dụ, gen có thể tương tác với các gen khác và môi trường. Một số gen có thể chi phối và ngăn cản những gen khác được biểu hiện. Trong các trường hợp khác, một số ảnh hưởng sinh học nhất định có thể ảnh hưởng đến biểu hiện di truyền.


Một ví dụ về ảnh hưởng sinh học đối với sự biểu hiện gen đó là những biểu hiện ở một đứa trẻ không có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đứa trẻ đó có thể không cao, mặc dù chúng có gen di truyền về chiều cao.

Để hiểu được sự phát triển của trẻ, điều cần thiết là phải xem xét tất cả các yếu tố có thể đóng một vai trò nào đó trong sự phát triển của trẻ. Sự phát triển lành mạnh không phải là kết quả của một yếu tố duy nhất.


Lời Nhắn Nhủ

Ba năm đầu đời của một đứa trẻ là giai đoạn tăng trưởng và phát triển vượt bậc. Giai đoạn này của trẻ có đặc trưng bởi sự phát triển nhanh chóng, đặc biệt là của não - nơi các kết nối giữa các tế bào não đang được thực hiện để cung cấp cơ sở cần thiết cho sự phát triển trong tương lai. Để trẻ học hỏi và trở nên tháo vát, độc lập hơn, điều quan trọng là cha mẹ phải dành sự quan tâm cho sự phát triển của trẻ.


-----------------------

Thông Tin Về Bài Đăng:

Nguồn bài dịch từ trang gốc (Bài gốc tiếng Anh): https://www.verywellfamily.com/biological-factors-affecting-child-development-2162219

Đội ngũ sản xuất:

Người dịch: Đinh Thị Thu Hiền;

Hình thức sản xuất nội dung: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing - sử dụng nguồn lực cộng đồng tại www.compassion.vn/crowdsourcing Cộng tác sản xuất nội dung tại đây.

62 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

コメント


bottom of page