Có lẽ không có ưu tiên nào lớn hơn là có được một sự giáo dục trong thời kỳ ấu thơ: thời điểm đó là những năm đầu tiên chúng ta phải thúc đẩy bản thân hăng hái tiếp thu những bài học và kinh nghiệm, điều đó sẽ cho chúng ta luyện tập trước những cạm bẫy của cuộc sống trưởng thành. Bằng việc học hỏi thông minh và chăm chỉ, chúng ta sẽ có được những cơ hội tốt nhất để tránh một thời trung niên bối rối, cam chịu, hối tiếc và buồn phiền. Manh mối để có được một cuộc sống thành công khi trưởng thành mà chúng ta hay nhắc đến đều nằm trong những bài học lúc thơ ấu.
Vì lý do này, chúng ta đưa những đứa trẻ còn lừ đừ ngái ngủ ra thế giới bên ngoài kia vào những buổi sáng mùa đông khi trời còn tối mịt với ba lô đầy ắp sách vở để dành cả ngày nghiên cứu về hình học và các bài báo vô định, tác động xã hội của những thay đổi tôn giáo và kinh tế dưới thời Edward VI và chỗ đứng của triết học của Aristotle trong tác phẩm “Địa ngục” của Dante.
Nhưng trong cách tiếp cận này có một chi tiết rất nổi bật chúng ta cần lưu ý. Bộ môn độc nhất mà cần được dạy cho chúng ta để giúp ta vượt qua những mối nguy cơ thời trưởng thành và dẫn chúng ta đến sự thịnh vượng, bộ môn vượt xa mọi thứ khác có sức mạnh giải phóng chúng ta, nó chưa từng được giảng dạy tại bất kỳ trường học nào trên thế giới. Nhưng trớ trêu thay cái điều quan trọng cực kỳ này lại chính là thứ mà chúng ta bỏ qua từng ngày trong suốt những năm đầu đời, là một phần của những trải nghiệm mắt thấy tai nghe, sờ sờ trước mắt chúng ta, mà lại vô hình như không khí, khó bắt như thời gian. Bộ môn bị đánh rơi đó là: tuổi thơ của chính chúng ta.
Có thể tóm gọn tầm quan trọng của nó như thế này: cơ hội để có một cuộc đời trưởng thành trọn vẹn phụ thuộc rất nhiều về hiểu biết và và sự gắn kết với bản chất thời thơ ấu của chúng ta, trong thời điểm này phần quan trọng nhất trong tính cách khi trưởng thành sẽ được nung đúc và những mong đợi và phản ứng đặc trưng được thiết lập. Chúng ta dành khoảng 25.000 giờ quây quần bên bố mẹ từ nhỏ cho tới năm 18 tuổi, đây là một cột mốc quyết định đã đến lúc chúng ta có suy nghĩ như thế nào về những mối quan hệ và về tình dục, về công việc, về tham vọng và thành công, ta nghĩ gì về chính bản thân mình (đặc biệt là việc chúng ta có thấy yêu thích hay ghét cay ghét đắng hình ảnh bản thân trong mắt chính mình), về việc chúng ta nên nhìn nhận thế nào là người lạ và thế nào là bạn bè, và niềm tin chúng ta xứng đáng nhận lấy hạnh phúc cỡ nào.
Đáng thương hơn nữa là, kể cả không nhất thiết phải mắc bệnh tật, nói một cách hoa mỹ, tuổi thơ chúng ta khá phức tạp. Những kỳ vọng sẽ được hình thành từ những năm tháng này về việc chúng ta là ai, những mối quan hệ đi về đâu và thế giới trao cho chúng ta những gì, được ghi dấu bởi một sự "biến dạng" - khác xa thực tế và lý tưởng về sức khỏe tinh thần và sự trưởng thành. Một số hoặc rất nhiều thứ sẽ phát triển hơi lầm lạc hoặc chệch hướng - đưa chúng ta đến những vị trí kém xa chỗ chúng ta nên đứng và đáng sợ cũng như đáng kinh hãi hơn là thực tế. Ví dụ, chúng ta có thể cho rằng có nhu cầu tình dục thì mâu thuẫn với khái niệm người tốt, hay chúng ta phải nói dối về những sở thích của mình để được yêu thương. Chúng ta có thể có ấn tượng rằng sự thành công có thể kích thích sự cạnh tranh với cha mẹ. Hay chúng ta cứ phải luôn luôn tỏ ra vui vẻ hoạt bát để làm vui những người lớn trầm ngâm mà chúng ta rất yêu mến nhưng cũng rất sợ họ.
Thông qua trải nghiệm, chúng ta sẽ cấu thành những mong đợi, những 'kịch bản" nội tâm và những mô hình hành vi mà chúng ta vô tình diễn đi diễn lại trong suốt tuổi trưởng thành. Những người quan trọng với chúng ta lại không xem chúng ta là quan trọng: và rồi giờ đây chúng ta tin rằng (nhưng không hề biết về niềm tin này) sẽ không ai có thể thấy chúng ta quan trọng nữa. Chúng ta cần cố gắng sửa chữa cái người lớn mà chúng ta đã lệ thuộc vào: giờ đây chúng ta rút lui (nhưng không nhận ra điều đó) để trả tự do cho những người chúng ta yêu thương. Chúng ta ngưỡng mộ một người cha người mẹ không dành mấy sự quan tâm cho chúng ta: và giờ chúng ta tiếp tục (nhưng vô thức) tự ném bản thân mình vào những kẻ xa cách và thờ ơ.
Một trong những vấn đề của tuổi thơ của chúng ta là nó được mặc định sai lệch cho rằng tuổi thơ đã luôn tốt lành. Những gì diễn ra trong căn bếp và trong xe hơi, vào những ngày lễ và trong phòng ngủ có thể ngoài tầm nhận xét hay phản ánh. Trong một thời gian dài, chúng ta không có gì để đối chiếu với cuộc sống của mình. Nó là hiện thực trong mắt của chúng ta, hơn là một phiên bản cuộc sống cực kỳ nguy hại chứa đầy những lệch lạc khác thường và nguy cơ rõ ràng ngay trước mắt. Trong nhiều năm, có vẻ như là bình thường với cảnh người cha nằm gục trên ghế trong sự tuyệt vọng lặng lẽ, người mẹ thường khóc lóc hay chúng ta được dán nhãn là đứa con không xứng đáng. Có vẻ như là bình thường khi mỗi thách thức là một thảm họa hay mọi hy vọng đều bị phá hủy bởi sự hoài nghi. Không có gì cảnh báo chúng ta sự kỳ lạ của một đứa trẻ bảy tuổi đang phải làm vui lòng người cha hay người mẹ bởi do mối quan hệ khó khăn của nó với người phụ huynh còn lại. Thật không may, điều cuối cùng mà các bậc cha mẹ kỳ quặc sẽ nói với bạn là chính họ thật kỳ quặc; những người trưởng thành kỳ quặc nhất thì thường xuyên nghĩ về bản thân họ, và bị người khác cho là kẻ tầm thường. Điều đó nằm trong bản chất của sự điên rồ, phải phấn đấu thật nhiều để không bị người ta suy nghĩ về mình như thế.
Xu hướng bình thường hóa những vấn đề mà không cần suy nghĩ này được xây dựng bởi sự thúc đẩy tự nhiên của đứa trẻ phải nghĩ tốt về cha mẹ mình, kể cả việc đứa trẻ có phải từ bỏ những mối quan tâm của riêng mình. Có một điều kỳ lạ rằng trẻ con thường chọn nghĩ bản thân mình không xứng đáng hơn là nghĩ rằng cha mẹ chúng hay vui giận bất thường và không công bằng.
Di sản của một tuổi thơ khó khăn - mà thực ra là một tuổi thơ điển hình - lan tỏa vào mọi ngóc ngách của đời sống trưởng thành. Trong nhiều thập kỷ, những thứ không vui và buồn bã lại được xem là tiêu chuẩn bình thường. Có thể sẽ phải mất cả khoảng thời gian khi một người bước vào tuổi trưởng thành, và có thể trải qua sự xáo trộn nghề nghiệp đáng kể hay trải qua một chuỗi mối quan hệ tồi tệ, họ mới có thể nghĩ về sự liên hệ giữa những gì xảy ra với họ trong quá khứ với cách họ đang sống khi trưởng thành. Dần dần, họ có thể thấy rõ đầu dây mối nhợ từ thói quen cố sửa chữa tính cách của người yêu xuất phát từ trải nghiệm sống với một người mẹ nghiện rượu. Qua nhiều giờ thảo luận, họ có thể nhận ra rằng không cần phải có mâu thuẫn giữa việc mình thành công và trở thành một người tốt - trái với những gì một người cha gây thất vọng đã từng quy kết cho họ.
Có thể sẽ phải cần sự có mặt của một nhà trị liệu tử tế và thông thái để dựng nên một tấm gương cho thời thơ ấu này và rồi dùng đó để phản ánh những vấn đề trong cuộc sống. "Điều đó chắc hẳn đã rất khó khăn.." hay "Có thể có một cách khác để thực hiện điều đó..." nhà trị liệu có thể mạo hiểm nói với chúng ta như vậy - và đó là lần đầu tiên chúng ta làm như vậy với bất kỳ ai - về các cuộc trò chuyện và sự kiện đã mở ra hàng thập kỷ trước.
Trọng tâm của giáo dục hiện nay nằm ở việc hiểu được thế giới bên ngoài. Hệ thống cho chúng ta biết chúng ta cuối cùng sẽ thành công một cách tối ưu khi chúng ta nắm bắt được quy luật của vũ trụ và lịch sử nhân loại. Nhưng để phát triển hơn nữa, chúng ta cũng sẽ cần biết về những điều gần gũi với chúng ta. Nếu không có sự hiểu biết đúng đắn về thời thơ ấu, không quan trọng chúng ta may mắn đến nhường nào, danh tiếng của chúng ta hay sự vui vẻ của gia đình chúng ta, chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc là người tạo nên những “tảng đá” tâm lý phức tạp của chính mình; chúng ta có lẽ sẽ bị chìm đắm bởi sự lo lắng, thiếu tin tưởng, sợ hãi, hoang tưởng, giận dữ và tự ghê tởm, những di sản lan rộng của quá khứ bị bóp méo và hiểu lầm.
Những người có thiện chí đôi khi tự hỏi, với hy vọng đáng kể, liệu sẽ thế nào nếu những điều Freud nói được chứng minh là sai lầm. Câu trả lời đầy tinh ranh và hổ thẹn thay đó là ông ấy sẽ không bao giờ sai, với bản chất sáng suốt của mình. Sự đóng góp không ngơi nghỉ của ông đã nhiều lần cảnh báo chúng ta đời sống cảm xúc của người lớn bắt nguồn từ những trải nghiệm của tuổi thơ - và việc chúng ta bị rối loạn như thế nào khi không nhận biết những trải nghiệm quá khứ của riêng mình. Trong một thế giới lành mạnh hơn, chúng ta sẽ không còn nghi ngờ gì nữa - và thậm chí sẽ có những cảnh báo khi chúng ta bỏ qua nó - rằng thời thơ ấu của chúng ta nắm giữ bí mật về danh tính của chúng ta. Chúng ta sẽ biết rằng một môn học mà chúng ta cần phải vượt trội hơn cả là một môn học vẫn chưa được hệ thống trong trường học gọi là 'Thời thơ ấu của tôi', và dấu hiệu chúng ta đã tốt nghiệp trong chủ đề này là khi cuối cùng chúng ta có thể biết và nghĩ một cách không phòng thủ về cách chúng ta (theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng) có một chút điên rồ, và chính xác những gì trong quá khứ xa xôi có thể đã khiến chúng ta trở nên như vậy.
Nguồn bài dịch: https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/the-one-subject-you-really-need-to-study-your-own-childhood/
Người dịch: Hải Yến ; Người biên tập: Anh Đào Lê
Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert
Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây
Comments