top of page
Ảnh của tác giảSoulmater

8 cụm từ giúp bạn khám phá văn hóa ẩm thực Nhật Bản


Nên nói gì trước, trong và sau bữa ăn của bạn trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản?



Con người trên khắp thế giới kết nối với nhau thông qua tình yêu với ẩm thực của họ, và theo đó văn hóa ẩm thực Nhật Bản cũng có những cụm từ đặc biệt được sử dụng để truyền đạt mong muốn, lòng cảm ơn, và sự hài lòng khi tận hưởng bữa ăn. Sự lịch sự trong bữa ăn là yếu tố then chốt trong hầu hết các nền văn hóa ẩm thực. Hiểu biết về thời điểm khi nào và lý do tại sao của các cụm từ cảm ơn khác nhau sẽ trở nên hữu dụng khi bạn cần thể hiện lòng tôn trọng đúng đắn và phù hợp dành cho người đầu bếp làm nên bữa ăn ấy. Bất kể khi bạn chuẩn bị gắp vài miếng sushi hay chỉ muốn thể hiện bữa ăn ngon như thế nào, hãy biết đến những cụm từ thường được nói khi ăn này và sử dụng chúng trong bối cảnh hợp lý khi bạn háo hức thưởng thức món Nhật Bản nào đó vào lần tới.


Meshiagare: hay “bon appétit” nghĩa là “Chúc ngon miệng!”

Cụm từ tiếng Pháp “bon appétit” đã trở thành cụm từ được dùng phổ biến trên thế giới có nghĩa là “chúc ngon miệng”. Ở Nhật Bản, cụm từ tương đương là “meshiagare”, nó được đầu bếp hoặc chủ quán nói để thể hiện rằng thức ăn đã được mang lên phục vụ và sẵn sàng cho thực khách thưởng thức. Đây là một phần trong nghi thức ăn uống ở Nhật, nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chào đón và phục vụ khách hàng - nhiều nhà hàng Nhật sẽ tiếp đón bạn với một chiếc khăn ướt được làm ấm (oshibori) dùng để lau tay trước khi ăn. Từ khoảnh khắc bạn ngồi xuống bàn đến khi đầu bếp báo hiệu cho bạn thưởng thức đồ ăn của bạn bằng câu - “meshiagare!” - bạn sẽ cảm thấy mình nhận được quan tâm phục vụ tận tình.


Itadakimasu: nghĩa là “tôi xin nhận và thưởng thức chỗ thức ăn này”

Đó là một phần quan trọng của văn hóa ẩm thực Nhật nhằm để cảm ơn mọi thứ có liên quan trong các khâu chuẩn bị bữa ăn - bao gồm đầu bếp, bồi bàn và chính cả thực phẩm nữa - và câu itadakimasu bày tỏ sự biết ơn đó. Thể hiện lòng cảm ơn bắt nguồn từ động từ itadaku (có nghĩa là “xin nhận”) và câu này không được dùng để nói với người khác mà được sử dụng để bày tỏ lòng biết ơn của cá nhân người nói. Itadakimasu cũng có thể được nói kèm hành động cúi đầu như là một biểu tượng thể hiện sự tôn trọng.


Gochisousama: nghĩa là “Cảm ơn bạn vì mọi thứ”

Itadakimasu được nói khi bạn bắt đầu bữa ăn, nhưng khi ăn xong bữa hãy nhớ cảm ơn lần nữa sử dụng câu gochisousama, đó là một sự thể hiện tôn trọng hướng về người đầu bếp. Câu này dịch nghĩa ra như là một cách trang trọng hơn của việc nói “nó quả thật là một bữa đại yến tiệc”, vì từ gochiso dùng để chỉ một bữa ăn với nhiều món ăn xa xỉ. Trước khi nói gochisousama, cách xử sự lịch thiệp là hãy trả lại chén bát đũa muỗng về vị trí cũ lúc bắt đầu bữa ăn.



Harapeko: nghĩa là “Tôi đói muốn chết rồi!”

Từ harapeko được kết hợp giữa hara, nghĩa là bụng, và peko (viết tắt của từ pekopeko), nghĩa là thèm ăn. Kết hợp hai từ trên lại với nhau và harapeko có thể được sử dụng để nói rằng bạn rất đói bụng thèm ăn. Đây là từ mang tính xã giao thân mật, thường được sử dụng bởi trẻ nhỏ, và tùy thuộc vào các từ này được sử dụng nó có thể nghe dễ thương hay thô lỗ. Hãy lịch sự và tôn trọng đối với tất cả mọi người góp phần tạo nên món ăn đó thì rất quan trọng trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản, vì thế hãy cẩn thận cách bạn sử dụng từ này khi nói!



Oishii: nghĩa là “Ngon quá đi!”

Bởi vì điều quan trọng là lòng cảm ơn tán thưởng, bạn cũng nên thể hiện tôn trọng bằng sự khen ngợi thức ăn. Nếu bữa ăn của bạn ngon miệng thì hãy để người khác biết bằng cách hãy nói ra từ oishii, đây là một thuật ngữ để truyền đạt ra một cách tràn đầy nhiệt tình rằng thức ăn bạn đang thưởng thức thì rất ngon lành. Một cụm từ khác thường được đàn ông sử dụng là , umai, cũng có thể được nói sau khi cắn miếng đầu tiên để biểu lộ sự ngon tuyệt của món ăn.


Okawari kudasai: nghĩa là “Làm ơn cho thêm phần nữa nha”

Điều thường được xem là cách cư xử lịch thiệp trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản là ăn hết toàn bộ thức ăn trên dĩa của mình, thậm chí vét sạch đến cả hạt cơm cuối cùng. Nếu một phần nào đó của thức ăn không đủ thì bạn có thể sử dụng câu okawari để yêu cầu thêm phần thứ hai. Để cho câu này lịch sự hơn, hãy thêm từ kudasai ở cuối, nó có nghĩa là “vui lòng làm ơn cho tôi….”



Kuishinbo: nghĩa là “một người có tâm hồn ăn uống”

Nếu một vài người là foodie - tín đồ mê ăn uống, thì bạn có thể liên tưởng họ với cụm từ kuishinbo. Dịch nghĩa ra là “một người có tâm hồn ăn uống”, thuật ngữ này cũng liên quan với sự háu ăn và tham lam. Tuy nhiên, dù cho bạn có đói đến cỡ nào đi nữa, bạn luôn luôn nên dùng thái độ, cách cư xử lịch sự nhã nhặn trên bàn ăn. Những cái chén bát nhỏ nên được cầm đưa lên gần miệng, trong khi đó thì những cái dĩa lớn nên cứ giữ nguyên trên bàn.


Omakase: nghĩa là “bữa ăn được đầu bếp đề xuất”

Omakase đã trở nên phổ biến khắp thế giới, đặc biệt là tại Mỹ, và đó là một bữa gồm nhiều món ăn được đầu bếp lựa chọn và gợi ý cho thực khách. Omakase cũng được dịch nghĩa thành “Tôi để bạn toàn quyền quyết định”, nó phản ánh cách văn hóa ẩm thực Nhật cho phép đầu bếp sáng tạo một thực đơn chuyên biệt mà không có yêu cầu gì từ thực khách. Mặc dù bữa ăn omakase được cho là tinh tế cầu kỳ, vì tùy mùa nào mới có loại thực phẩm ấy, nhưng chúng khá đắt đỏ. Người ta cũng kỳ vọng rằng người mời mọi người nên trả hóa đơn cho bữa ăn đó nữa, cho nên bạn có lẽ nên để dành những bữa omakase cho những dịp đặc biệt nào đó thôi.


 

Thông tin bài đăng:

Người viết: Ally Faughnan

Người dịch: Anh Đào ; Người biên tập: Hương Thư

Biên tập và đăng tải: www.livehouse.vn

42 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page